Hotline

0963 801 047
Apex Global
ACADEMY FOR PROFESSIONAL EXCELLENCE

Những lý do để bắt đầu với nghề Business Analyst

2016-07-18 

Bạn đang khám phá nghề Business Analyst (hay còn gọi tắt là BA)? Bạn đang tự hỏi, liệu nghề này có phù hợp với kinh nghiệm của bản thân và gây thích thú cho mình? Liệu nghề này có mang lại giá trị gì tốt cho bản thân?

Đó là những câu hỏi mà nhiều bạn sinh viên đang học khoa hệ thống thông tin, kỹ sư phần mềm – Software Engineer/Developer, chuyên viên kiểm thử – QC/Tester, chuyên viên đảm bảo chất lượng – QA, quản lý dự án – PM, nhân viên hỗ trợ khách hàng – CS, Service Desk,… hỏi chúng tôi trong quá trình đi chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với người làm CNTT trong các cộng đồng.

Nghe Business Analyst_APEX 1

Để bạn có thêm thông tin cho việc đưa ra quyết định chọn lựa nghề nghiệp đúng, hoặc có sự dịch chuyển sang nghề Business Analyst phù hợp với bản thân mình. Tôi xin chia sẻ một vài lý do để bạn tham khảo thêm nhé.

Bạn muốn cởi trói cho đam mê của bạn với các mục đích

1) Giải quyết vấn đề – Problem Solving. Bạn là người thích đối diện với các vấn đề lớn nhỏ và muốn xử lý tốt công việc trong phạm vi kiến thức, kinh nghiệm của bản thân. Bạn cảm thấy khó chịu với các vấn đề xung quanh chưa được giải quyết tốt.

2) Làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Bạn cảm thấy hạnh phúc khi giải quyết được vài vấn đề và giúp đỡ vài người hiểu nhau tốt hơn. Bạn sẽ hoàn thành công việc của bạn ở mỗi ngày.

3) Nhìn xuyên qua các ý tưởng tuyệt vời. Có thể bạn không phải là người luôn tạo ra các ý tưởng tốt nhất.  Nhưng bạn biết đâu là một ý tưởng tuyệt vời khi nhìn chúng. Bạn có động lực để nhìn xuyên qua ý tưởng và gây thích thú cho người khác với ý tưởng của mình.

4) Giúp người khác giao tiếp. Bạn luôn cảm nhận được rằng khi mọi người nói chuyện với nhau nhưng không thực sự giao tiếp với nhau. Và bạn cảm thấy rất hạnh phúc khi bước vào các cuộc thảo luận đó và giúp mọi người làm rõ các sự việc.

>> Bạn có thể đọc thêm bài viết: Agile Business Analyst

Bạn có

5) Một chút giống như một đứa trẻ 3 tuổi. Luôn luôn hỏi “Tại sao?”, “Tại sao?”, và “Tại sao?”. Ở một người BA chuyên nghiệp thì câu hỏi “Tại sao” luôn xuất hiện đầu tiên khi đối diện với bất kể vấn đề lớn nhỏ trong công việc, nhưng họ luôn có sự tinh tế nhất định để câu hỏi “Tại sao?” trở nên mượt mà hơn với từng bối cảnh cụ thể.

6) Một chút khó khăn, hoặc cố chấp, mặc dù bạn không thừa nhận nó. Bạn luôn tìm kiếm thứ tốt nhất và luôn sống với thứ tốt nhất đó.

7) Một chút giống như “người thì thầm”. Bạn hiểu những gì mọi người đang nói trong khi hầu hết mọi người đang thấy một chút chết lặng của bạn. Bạn đang thực sự đang lắng nghe để thấu hiểu sự trăn trở của mọi người.

8) Một chút của người biết tất cả. Bạn chỉ muốn xem để đạt được điều đó, nhưng bạn đừng để nó đi vào đầu bạn.

>> Bạn có thể đọc thêm bài viết: Nhưng Kỹ năng nào là quan trọng cho một Business Analyst mới vào nghề?

Bạn muốn

Nghe Business Analyst_APEX 2

9) Xây dựng kinh nghiệm kinh doanh chuyên sâu của bạn, cho dù là một chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể, một nhà tư vấn về kỹ thuật, một nhà quản lý dự án, một nhà tuyển dụng,… Tất cả những kinh nghiệm đó sẽ giúp bạn trở thành một Business Analyst tuyệt vời.

10) Xậy dựng dựa trên chuyên môn kỹ thuật của bạn, cho dù là một lập trình viên, kiến trúc sư phần mềm, chuyên viên kiểm thử, chuyên viên đảm bảo chất lượng,…

11) Làm một điều gì đó lớn lao và có ảnh hưởng rộng, nhưng bạn không thích trở thành một nhà quản lý.

12) Uống nước từ vòi nước cứu hoả. Ý tưởng của việc học nhiều thứ trong một khoảng thời gian ngắn là thời gian khai phá thông tin thú vị.

13) Kiếm thật nhiều tiền. Mức lương của người đang làm công việc BA luôn được trả ở mức cao so với các vị trí khác trong một dự án.

Bạn không muốn

14) Các cuộc xung đột lợi ích. Chắc chắn, bạn luôn hiểu rằng xung đột chỉ làm cho mọi việc tồi tệ, nếu bạn đứng về bên này hoặc bên kia thì bạn chỉ làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ. Bạn luôn có xu hướng đưa ra những ưu, khuyết điểm cho tất cả mọi người và tìm kiếm một giải pháp thay thế dựa trên sự đồng thuận và tư duy cùng thắng.

15) Lãng phí tài nguyên. Bạn có một góc nhìn rộng về tầm ảnh hưởng đến cty, thành viên đội dự án khi làm một điều sai trái.

16) Bị thuê ngoài. Bởi vì BA làm người làm việc chặt chẽ với người làm kinh doanh, lãnh đạo,… vai trò BA thường an toàn hơn so với làm công việc dịch vụ thuê ngoài. Đó là lý do tại sao có nhiều Developer, QC/QA chuyên nghiệp muốn trở thành BA.

17) Làm bất cứ thứ gì bạn đang làm, ngoại trừ phân tích nghiệp vụ kinh doanh.

18) Quản lý triển khai các dự án. Bạn chỉ muốn tập trung tìm kiếm giải pháp để giải quyết vấn đề kinh doanh và nhường công việc chi tiết lại cho người khác thực hiện.

19) Nhận cuộc gọi từ quản lý. Trong khi nhiều vai trò khác trong CNTT được yêu cầu làm việc ở cuối tuần hoặc vào các buổi tối. Trong khi một nhà phân tích kinh doanh điển hình thì có thể tắt điện thoại ngoài giờ làm việc và giữ cho khung thời gian làm việc khá chuẩn. Bởi vì họ được ưu ái để nghĩ ra các giải pháp khá dài hơn cho doanh nghiệp và khách hàng.

Bạn thích

Nghe Business Analyst_APEX 3

20) Viết trên bảng trắng. Các BA chuyên nghiệp thường dành khá nhiều thời gian để thảo luận các vấn đề và hướng giải quyết trên bảng trắng. Cảm giác viết trên bảng trắng luôn dễ dàng hơn là viết trên giấy.

21) Tạo thuận lợi cho các cuộc họp. Đặc biệt là liên quan đến công việc, nơi mà cuộc họp hiệu quả tạo ra cảm giác cho người tham dự rằng họ đã dành thời gian cho công việc thật ý nghĩa.

22) Chi tiêu nhiều thời gian làm việc độc lập, có thể 2/3 thời gian trong ngày. Thời gian còn lại tham dự các cuộc họp và tương tác với những người liên quan trong dự án.

23) Nhưng bạn cũng thích làm việc với mọi người. Nếu bạn đã dành 1/3 thời gian còn lại trong ngày để làm việc một mình với các vấn đề kỹ thuật hoặc công việc lặp đi lặp lại thì bạn có thể gói gém đồ đạc và rời đi.

24) Thay đổi mọi thứ. Và chắc chăn khi bạn tạo ra một sự thay đổi thì sẽ không có tác động tiêu cực bất ngờ.

25) Liên tục cải tiến. Không có gì là tốt mãi. Bạn biết chỉnh bản thân bạn và tổ chức của bạn có thể làm tốt hơn. Điều này được gọi là cải tiến quy trình kinh doanh.

Bạn có sẵn sàng để

26) Học để trình bày một ý tưởng lớn với ban điều hành của doanh nghiệp. Và đó là nơi tương lại của phân tích kinh doanh là đứng đầu.

27) Giúp điều hướng sự thay đổi ở các tổ chức. Điều này có thể hiểu là bạn ngồi xuống và tìm hiểu các vấn đền mà bộ phận nghiệp vụ đang đối diện hoặc làm việc với trưởng bộ phận đó để sắp xếp mọi thứ trong bộ phận của họ trở nên hiệu quả hơn.

28) Xem một bức tranh lớn. Khi xem một bức tranh lớn sẽ giúp bạn không bị lạc trong một khu rừng, và bạn hướng dẫn nhóm của bạn vượt qua chúng.

29) Xem các chi tiết. Nhưng bạn biết rằng nhiều cây trong khu rừng thật sự quan trong hoặc quan trọng với một nhóm người. Vì vậy bạn sẽ không mất dấu theo dõi tầm ảnh hưởng của chúng đến bức tranh lớn mà bạn đang nắm giữ.

Bạn thích mọi người và

 

30) Bạn thích ý tưởng làm việc với nhiều người có quan điểm khác nhau và các cấp khác nhau trong tổ chức.

31) Bạn thích giúp người khác tạo ra mội trường làm việc thú vị hơn cho chính họ và có năng suất lao động cao.

32) Bạn muốn giúp người khác giải quyết vấn đề của chính họ.

33) Mọi người sẽ tìm đến bạn cùng với vấn đề của họ vì họ biết rằng bạn sẽ tìm cách giải quyết giúp họ.

34) Bạn có được sự tôn trọng sâu sắc từ mọi người với những gì mà dự án mang lại.

>> Bạn có thể đọc thêm bài viết: Bạn có phải là một IT Business Analyst chuyên nghiệp?

Bạn quan tâm đến tương lai của bạn

Nghe Business Analyst_APEX 5

35) Bạn biết những năng lực của mình. Nếu thế giới ngày mai không còn các vấn đề cần giải quyết và nghề BA trở nên mai mọt đi thì nhưng năng lực bạn xây dựng được ở vai trò BA sẽ giúp bạn có giá trị hơn cho các tổ chức ngày càng liên kết với nhau và thay đổi nhanh chóng.

36) Bạn muốn xây dựng kỹ năng vượt thời gian. Có thể bạn muốn nghỉ ngơi một thời gian (cho gia đinh, đi du lịch, sinh con, hay nghỉ phép dài ngày,…) và bạn muốn trở lại trong thế giớ chuyên nghiệp thì nghề này cung cấp cho bạn một bộ kỹ năng vượt thời gian.

37) An toàn trong công việc. Bạn đang tìm kiếm một công việc an toàn và bạn có thể xem tất cả các bằng chứng trên thế giới thì nghề Business Analyst vẫn được phát triển theo thời gian.

38) Bạn đang tìm kiếm một công việc mới, và bạn nhận ra rằng hầu hết công việc bạn đã làm trong quá khứ đang hiện ra trong bản mô tả công việc của vị trí Business Analyst. Đây là thời điểm để bạn xem xét chuyển sang chuyến xe khác cho cuộc hành trình mới.

>> Ban có thể đọc thêm bài viết: Những đặc điểm của một chuyên viên phân tích kinh doanh cao cấp

Bạn đã sẵn sàng cho một chuyến đi nhiều thú vị chưa? Bạn cũng đừng quên trang bị cho mình một bộ các kỹ năng và kiến thức cần thiết để có được trải nghiệm thú vị trên cuộc hành trình. Chúc bạn thành công.

Tuỳ Phong – APEX Global Corporation


APEX Global thường xuyên tổ chức khoá đào tạo về Business Analysis Professional. Bạn có thể tham khảo lịch khai giảng ở link Public Training Schedule. Hoặc đọc thêm các bài viết chuyên đề về kỹ năng nghề, kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý, xu thế công nghệ,… liên quan đến CNTT ở link APEX Global News.

Để được tư vấn thêm về các khoá đào tạo của APEX Global, bạn hãy gọi hoặc email đến:  (+84-8) 62 718 187; [email protected]