Hotline

0963 801 047
Apex Global
ACADEMY FOR PROFESSIONAL EXCELLENCE

Phương pháp quản lý dự án Agile: Giá trị của sự tương tác

2018-07-16 

Tư tưởng của phương pháp Agile đòi hỏi sự collaboration (tạm dịch là sự cộng tác) liên tục, chặt chẽ giữa người làm kinh doanh (người cung cấp yêu cầu) với đội dự án. Sự cộng tác này thường xuyên trên mỗi ngày.

Chính sự cộng tác thường xuyên này sẽ giải quyết những rào cản, thách thức thường thấy trong dự án theo phương pháp truyền thống. Và hướng đến những giá trị kiểu như:

  • Loại bỏ xu hướng đoán, suy diễn yêu cầu khi đội dự án (Development Team) không thật sự hiểu khách hàng muốn gì.
  • Đội dự án có cơ hội nâng cao khả năng giao tiếp và hiểu khách hàng theo ngôn ngữ của khách hàng.
  • Đội dự án có cơ hội hiểu rõ các trăn trở của của người làm nghiệp vụ.
  • Đội dự án có cơ hội tư vấn cho khách hàng những ưu việt trong giải pháp kỹ thuật có thể giúp khách hàng đạt được nhiều giá trị nhiều hơn trong nguồn lực giới hạn.
  • Khách hàng có cơ hội hiểu rõ khả năng đội dự án để đưa ra quyết định ưu tiên công việc sao cho phù hợp nhất.
  • Khách hàng có cơ hội nhìn thấy sản phẩm sớm hơn và tự làm rõ thêm yêu cầu cần thiết để sản phẩm chất lượng hơn,…

(Hình ảnh khóa học Agile Project Management tại VP Bank Hà Nội)

Giá trị thì bất kỳ đội dự án, nhà quản lý nào cũng muốn đạt được. Nhưng “Làm thế nào?”.

Tuỳ thuộc vào từng môi trường cụ thể của doanh nghiệp thì có cách tiếp cận khác nhau. Cách tiếp cận tôi thường làm là:

  • Đào tạo cho khách hàng (Business User) về phương pháp Agile.
  • Huấn luyện khách hàng hướng thực hành và cách tương tác phù hợp với đội dự án.
  • Huấn luyện đội dự án tương tác phù hợp với khách hàng

Đó là nhiệm vụ quan trọng của vai trò Scrum Master. Nếu Scrum Master có khả năng huấn luyện chưa tốt thì thật khó mà đạt được các giá trị trên.
Sẽ cập nhật tiếp… trong series “Câu chuyện đưa Agile vào doanh nghiệp”.

Đây là series “Câu chuyện đưa Agile vào doanh nghiệp” tôi chia sẻ cho cộng đồng Agile Việt Nam.

Phần 1: Giá trị mà phương pháp Agile có thể mang lại

Phần 2: Giới hạn của phương pháp quản lý dự án truyền thống – và hướng đi mới.

Phần 3: Thay đổi nhận thức là khởi đầu đưa Agile vào doanh nghiệp.

Phần 4: Thành công của phương pháp Agile đến từ sức mạnh của Teamwork.

Phần 5: Động lực triển khai phương pháp Agile là gì?

Phần 6: Triển khai Agile có thành công hay không ở công ty Software Outsourcing?

***

Sẽ cập nhật tiếp… trong series “Câu chuyện đưa Agile vào doanh nghiệp”.

By Cao Trần