Điện thoại tư vấn

0963 801 047
Apex Global
ACADEMY FOR PROFESSIONAL EXCELLENCE

Tin làm sao, Làm sao tin?

2017-10-04 

Hôm trước, tôi post bài về Trust (niềm tin), rằng đó là thứ đang cực thiếu trong xã hội này, và sẽ rất khó khăn trong kinh doanh nếu ta không gây dựng được niềm tin đó với đối tác, nhất là đối tác nước ngoài. Bạn nào mà còn muốn nhượng quyền ra thế giới nữa thì chuyện này càng trở thành trầm trọng. Không xây dựng và giữ gìn được niềm tin thì trước sau gì cũng gãy. Nhiều bạn inbox hỏi vậy làm sao để xây dựng niềm tin. Câu hỏi rất cơ bản nhưng hôm nay sẽ chia sẻ từ góc độ kinh doanh nhé.

lam-sao-de-xay-dung-niem-tin-trust

1) Competence – Khả năng:

Dù bạn đang làm ngành gì, nên master ngành đó, nghĩa là xây dựng kiến thức, kỹ năng thật giỏi. Làm gì cũng thế, không làm thì thôi, làm thì tập trung làm cho giỏi một ngành. Đừng lan man mà chẳng cái gì ra gì. Cuối cùng, làm sao mà khi người ta hỏi bạn đang kinh doanh ngành gì thì bạn trả lời được ngay, và là người ai cũng phải nhắc đến khi nói đến ngành này. Vậy là xây dựng niềm tin.

2) Keep your promises – Giữ lời hứa:

Khoản này là nhiều người gãy lắm, mặc dù nó rất ư là đơn giản. Cái sự reliability – có thể trông cậy được là thứ ai ai cũng quý. Bạn có thể không giỏi bằng người khác, nhưng nếu bạn reliable – có thể tin cậy được thì đối tác dù sao cũng sẽ tin tưởng bạn. Bạn làm đúng những gì bạn hứa chứ không hứa ẩu rồi bỏ chạy. Có nhiều khi bạn hứa gì đó nhỏ nhặt chẳng liên quan gì đến việc kinh doanh, nhưng người ta sẽ đánh giá bạn qua việc bạn có thực hiện lời hứa hay không. Ví dụ nhe, có bạn kia tự dưng hứa sẽ mang qua nhà cho tôi 1 lọ thảo dược. Là bạn tự hứa thôi tôi chẳng hỏi đến bao giờ. Rồi bạn không thực hiện và cũng chẳng nói năng gì. Qua đó, tôi đánh giá bạn này không reliable. Người vậy đi nhờ vả mình giúp đỡ thì chẳng ai vui vẻ để giúp đỡ đâu nhé. Chuyện nhỏ bạn còn không làm được. Chuyện lớn sao dám nhờ?

3) Speak confidently – Giao tiếp tự tin:

Bạn là người hướng nội hay hướng ngoại không quan trọng. Khi giao tiếp với đối tác, cần thiết phải luôn chứng tỏ sự tự tin. Bạn tự tin thì người ta mới dám làm ăn với bạn. Dù giỏi nhưng rụt rè, không giao tiếp tốt, không tạo được lòng tin thì ai sẽ tin ta? Nhớ nhé. Nói và viết một cách tự tin là kỹ năng cực kỳ quan trọng. Chưa OK thì ghi nhận và đi học đi nhe.

4) Really listen – Thật sự lắng nghe:

Con người là chỉ muốn nói cho người ta hiểu mình, chứ bản thân ít khi chịu thật sự lắng nghe để hiểu người khác. Nhiều người nghe chỉ để đối phó, để trả lời sao cho đừng mất mặt mình, chớ đâu có lắng nghe để hiểu ý người ta. Nhớ câu này của Steven Covey nhé “Seek first to understand, then to be understood – Trước hết hãy thật sự hiểu người khác, rồi bạn sẽ được người khác hiểu thôi.”

5) Show empathy – Bày tỏ sự thấu hiểu, thông cảm:

Kiểu làm giàu nhanh, chạy theo vật chất hay thành công sớm tạo ra cho xã hội những con người thiếu quan tâm và thông cảm. Muốn xây dựng niềm tin, trước hết ta hiểu người đối diện, dù là đối tác, nhà đầu tư hay nhân viên. Thiếu sự cảm thông này thì bạn chẳng đi đâu được xa. Mà bạn không đi xa thì việc kinh doanh của bạn làm sao đi xa? Có một nghiên cứu gần đây của Google hay lắm, chứng minh rằng sáng tạo là từ sự cảm thông mà ra, chớ không phải là công nghệ.

6) Be yourself – Là mình:

Chuyện này thì nói mấy ngàn ngày không hết. Chỉ khi ta là chính ta, ta mới consistent được các bạn – nhất quán đó. Nếu cứ diễn hết vai này đến vai nọ, đến lúc quên vai hay nói sai tuồng thì hỏng bét. Người ta ai sẽ tin mình nữa? Người mà đến cả chính mình còn giả thì chuyện gì chẳng giả được?

7) Speak the truth – Nói thật:

Sự thật dù có đau lòng, có không đúng ý người khác thì sự thật vẫn là sự thật. Nói thật được thì người khác sẽ đánh giá bạn rất cao. Dĩ nhiên nên biết cách nói cho người ta nghe, hiểu mà vẫn cảm thấy vui vẻ chấp nhận. Đừng vì sợ người khác không đồng ý quan điểm mà không dám nói lên sự thật. Người chân thật có thể gặp khó khăn ban đầu nhưng đường tương lai sẽ thênh thang.

Làm được bao nhiêu thứ nhỏ nhặt này là bạn xây dựng được niềm tin rồi. Đâu có đao to búa lớn, đâu có lý thuyết ghê gớm gì phải không?

Bài viết của chị Nguyễn Phi Vân (Founder at Retail & Franchise Asia)

Bài viết được tác giả đồng ý cho phép chia sẻ, bài viết gốc ở link