Điện thoại tư vấn

0963 801 047
Apex Global
ACADEMY FOR PROFESSIONAL EXCELLENCE

Tại sao Tech Start-up ưu chọn phương pháp Agile?

2019-06-22 

Đó là một câu hỏi thú vị của một CTO ở Start-up Công nghệ đã đặt ra cho tôi ở cách đây vài tháng. Bạn đã tìm hiểu các công ty khởi nghiệp công nghệ ở các Hub lớn trên thế giới đã ứng dụng phương pháp Agile vào chu trình phát triển sản phẩm. Có khá nhiều câu chuyện thành công. Trong khi các Start-up Việt gặp nhiều thách thức. Tôi đồng quan điểm với nhận định của vị CTO này.

Khi nói đến Start-up công nghệ thì người trong giới nghĩ ngay đến các yếu tố: Thị trường ngách; Công nghệ mới; Mô hình kinh doanh mới; Nền tảng giải pháp; và chạy thật nhanh để chiếm lĩnh thị trường. Trong đó yếu tố “tốc độ” quyết định rất nhiều đến phần thắng trong cuộc chơi.

Tôi chia sẻ góc nhìn của riêng tôi với vị CTO này rằng: “Một start-up công nghệ thành công là làm sao tạo ra một mô hình kinh doanh mới hoặc giải pháp mới trên nền tảng công nghệ để tạo ra các lợi thế cạch tranh vượt trội để chuyển giao giá trị đến khách hàng và chiếm lĩnh các thị trường ngách một cách nhanh chóng trong nguồn lực khá hữu hạn”.

Với kinh nghiệm nhiều năm phát triển sản phẩm phần mềm và kinh nghiệm huấn luyện triển khai phương pháp Agile ở các doanh nghiệp. Tôi nhận thấy phương pháp Agile có nhiều điểm thú vị mà trả lời được câu hỏi của vị CTO tài năng ở trên.

(Apex Global đào tạo và coaching Agile Project Management cho Teko Vietnam)

1) Chuyển giao sản phẩm ra thị trường nhanh

Ưu điểm của Start-up công nghệ có hệ thống nhân sự khá lean (nhỏ và gọn) nên có khả năng chạy nhanh trong ngách. Trong khi các ông lớn vốn nặng nề từ hệ thống quy trình và chỉ thích các miếng bánh to. Start-up công nghệ tập trung nhiều về sự vượt trội về sản phẩm bằng chiến thuật “thử sai”. Nhà cung cấp khó biết khách hàng sẽ phản ứng như thế nào với từng tính năng của sản phẩm mới và cứ thử tạo ra tính năng, đưa vào thị trường thật nhanh để lắng nghe phản hồi của khách hàng. Khách hàng thích thú thì tiếp tục phát triển. Ngược lại thì loại bỏ tính năng đó ngay. Chính sự nhỏ gọn của start-up công nghệ cho phép họ thực hiện điều này một cách nhanh chóng.

Phương pháp Agile đưa ra hướng dẫn thực hành bằng việc tập trung vào nhu cầu ưu tiên của khách hàng, tương tác với khách hàng thường xuyên và chuyển giao sản phẩm thường xuyên cho khách hàng. Điều này giúp quá trình chuyển giao tính năng của sản phẩm ra thị trường nhanh hơn.

2) Tạo ra không gian làm việc sáng tạo, nơi tất cả thành viên thích thú tập trung vào “mục tiêu”

Nếu quan sát các start-up công nghệ kêu gọi vốn đầu tư ở giai đoạn đầu tư thiên thần, chúng ta sẽ thấy các nhà đầu tư quan tâm đến đội ngũ nhân sự của start-up là ai, đến từ đâu? Bởi theo góc nhìn của nhà đầu tư “con người” là nguồn lực rất quan trọng cho một start-up. Bởi con người tạo ra giải pháp và kiểm soát cuộc chơi của chính start-up ấy.

Agile là một phương pháp quản lý công việc theo “mục tiêu”. Chính vì vậy Agile đưa ra hướng dẫn cách tổ chức đội dự án theo Team. Nơi có những con người đồng chức danh. Thành viên mới Fresher hay một Senior kỳ cựu thì cũng cùng một chức danh. Họ sẽ phối hợp cùng nhau, hỗ trợ nhau cùng hướng tới mục tiêu mà tất cả họ đã đưa tay lên hứa sẽ hoàn thành trong một đoạn chạy (thông thường từ 1 đến 2 tuần). Với một áp lực lớn phải hoàn thành công việc trong sức ép về thời gian đã thúc đẩy các ý tưởng đột phá có cơ hội được tuông ra để giải quyết mục tiêu, trong một không gian ồn ào tích cực thảo luận. Khi thực hành Agile tốt thì mỗi thành viên có xu hướng hành động như các ông chủ của team và tự sắp xếp, dùng hết nguồn lực mà team có để đi giải quyết mục tiếu đã cam kết.

(Apex Global đào tạo và coaching Agile Project Management cho Teko Vietnam)

3) Sản phẩm chất lượng hơn hướng vào “business value” và loại bỏ sự dư thừa

Một tính năng mới phát hành có giá trị cho khách hàng thì sẽ lôi cuốn sự thích thú và trải nghiệm. Một tính năng không có giá trị hoặc chưa hoàn thành thì khách hàng dùng một lần và quên luôn ứng dụng đó. Một sự thách thức lớn cho sản phẩm của Start-up. Khách hàng chỉ quan tâm đến giá trị mà họ nhận được và trải nghiệm mà giải pháp tạo ra có gây hứng thú.

Phương pháp Agile đưa ra các quy tắc thực hành cho đội dự án. Mỗi yêu cầu của người dùng cần tập trung “business value”cho khách hàng. Mỗi tính năng của sản phẩm cần hoàn thành hướng vào đúng thứ khách hàng cần. Cả đội dự án cùng nhau thảo luận, mổ xẻ yêu cầu để hiểu hơn hành vi, kỳ vọng của khách hàng trên mỗi tính năng. Cả đội dự án tạo ra tính năng đúng thứ khách hàng cần và loại bỏ sự “hào phóng” hay cho thêm tính năng như một thoái quen thường có. Đặc tính của người xuất thân từ kỹ thuật rất thích sự hào phóng, và đây là cách để sự hào phóng được cả đội dự án kiểm soát chặt chẽ với nhau.

4) Thích ứng nhanh với sự thay đổi

Start-up công nghệ đi trong ngách và sống chung với sự thay đổi nhanh chóng. Mà ở đó hành vi của khách hàng thay đổi rất nhanh, khung pháp lý thường đi sau, sự thay đổi nhanh về công nghệ, sự lớn mạnh thật nhanh của các đối thủ trong cùng ngách,… Start-up công nghệ cần thích ứng với sự thay đổi để quyết định sự tồn tại của mình.

Phương pháp Agile đưa ra các hướng dẫn, nguyên tắc thực hành để giúp đội dự án thích ứng. Sự thích được thể hiện rõ trên chính mỗi thành viên đội dự án. Họ sẵn sàng bỏ qua các thành kiến cá nhân để hướng vào tương tác làm việc nhóm. Họ sẵn sàng lắng nghe quan điểm của thành viên khác. Các hướng dẫn xây giải pháp kiến trúc theo hướng mở, có thể dễ dàng thay đổi. Đội dự án sẵn sàng chào đón sự thay đổi từ chính khách hàng, môi trường, công nghệ và cả mỗi thành viên của đội dự án.

5) Thúc đẩy học hỏi và cải tiến liên tục

Tài sản lớn nhất của Start-up công nghệ chính là nguồn lực tài nguyên con người. Trong khi con người là một loại rủi ro thường được ưu tiên cao nhất trong hoạt động quản lý. Làm sao khi con người có ra đi thì knowhow cần ở lại? Bênh cạnh đó lợi thế của Start-up là chạy nhanh và rào cản của việc chạy nhanh là sự chậm chạp trong cải tiến.

Phương pháp Agile đưa ra các nguyên tắc làm việc nhóm và thúc đẩy các thành viên chia sẻ knowhow và tri thức cho nhau. Khi tất cả thành viên đội dự án có chung một mục tiêu, thất bại của đội dự án cũng chính là thất bại của chính họ. Cách định nghĩ sự thành công trong dự án triển khai theo phương pháp Agile cũng khá chặt chẽ và ngặt nghèo. Chỉ phát hiện 1 lỗi là cả team thất bại. Chính điều này thúc đẩy các thành viên chia sẻ tri thức để nâng cao khả năng bọc lốt và cải tiến quá trình làm việc của mình hàng ngày. Phương pháp Agile đưa ra quy trình quản lý tinh gọn và nhưng luật chơi rất chặt chẽ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho cả đội dự án thực hành cải tiến liên tục.

Sức mạnh của phương pháp Agile có thể giúp Start-up công nghệ phát triển sản phẩm chất lượng và chuyển giao ra thị trường nhanh. Đó là lý do các Start-up công nghệ trên thế giới ưu tiên áp dụng. Nhưng việc triển khai trong thực tế khá thách thức, đòi hỏi đội dự án hiểu đầy đủ kiến thức thực hành Agile và được huấn luyện triển khai một cách đầy đủ.

by Cao Trần