Hotline

0963 801 047
Apex Global
ACADEMY FOR PROFESSIONAL EXCELLENCE

Xây dựng thương hiệu cá nhân cho dân IT

2016-07-08 

IT mà đi xây dựng thương hiệu cá nhân làm gì? có cần thiết không? Nghe có vẻ “chém gió” quá, đó là phát biểu của anh Phùng Anh Khoa – IT Manager – TARA JSC khi đến với khóa học về thương hiệu cá nhân. Đây là một trong mười kỹ năng trong chương trình huấn luyện ”Hạt giống lãnh đạo” của ITLC, vừa diễn ra vào tháng 05/2016. Hãy bắt đầu trải nghiệm giá trị của thương hiệu cá nhân qua hình ảnh 3 chàng thợ xây dưới đây nhé.

Thuong hieu ca nha cho dan it3

Câu chuyn v 3 chàng th xây

Một người đàn ông thấy 3 người thợ xây đang làm việc liền hỏi: “Các anh đang làm gì vậy?”

Người thợ xây thứ nhất trả lời gắt gỏng: “Ông không thấy đường à? Tôi đang cực khổ trét hồ để ốp từng viên gạch chứ còn làm gì nữa”.

Người thợ xây thứ hai điềm tĩnh hơn nói: “Tôi đang xây một bức tường đấy thôi”.

Ông tiến đến hỏi người thợ xây thứ 3 vui vẻ và phấn khởi trả lời : “Ông hỏi tôi à? Chúng tôi đang xây một công trình vĩ đại, một thành phố đấy!”

10 năm sau…

Người thứ nhất vẫn là thợ xây, người thứ hai trở thành một kiến trúc sư, còn người thứ ba trở thành ông chủ của hai người kia.

Trong câu chuyện 3 người thợ xây ở trên: Người thứ nhất chỉ nhìn thấy thực tại, tương lai họ không thay đổi. Người thứ hai nhìn thấy tương lai gần (bức tường), tương lai họ có thay đổi, nhưng không nhiều. Người thứ ba nhìn thấy tương lai rất xa (tòa nhà và thành phố), tương lai họ sẽ trở thành những người lãnh đạo tài năng.

Từ câu chuyện 3 chàng thợ xây liên hệ tới chân dung nhà quản lý CNTT, muốn trở thành nhà quản lý giỏi, một chuyên gia trong làng công nghệ. Nói cách khác là một Thương hiệu cá nhân có trở nên thành công hay không, phụ thuộc vào từ ngay cả những hành động, lời nói dù là nhỏ nhặt nhất ngay từ lúc bắt đầu giống như đặt từng viên gạch cho thành phố vĩ đại vậy.

Bt đu chân dung nhà qun lý CNTT t tuyên b Tôi là ai?

Trước hết, một số người vẫn băn khoăn rằng liệu có cần xây dựng thương hiệu cá nhân hay không và thương hiệu cá nhân của mình là gì và làm sao để đạt được điều ấy? Nhìn lại câu chuyện 3 chàng thợ xây, chúng ta thấy rằng, việc đầu tiên để xây dựng thương hiệu cá nhân là phải biết bản thân của mỗi người muốn trở thành người như thế nào và việc đó được thể hiện thông qua tuyên bố “TÔI LÀ AI”.

Có rất nhiều cách để xây dựng thương hiệu cá nhân, tuy nhiên việc đầu tiên là xác dịnh mục tiêu rõ ràng (S.M.A.R.T): c th được, đo lường được, có kh năng thc hin được, có tính thc tế và có gii hn thi gian. Quan trọng hơn hết, những việc này phải xuất phát từ trong tâm mỗi người, nó thôi thúc chúng ta phải thực hiện “ngày không ăn, đêm không ngủ” với mục tiêu ấy. Anh Trn Công Cao – Giám đc trung tâm đào to APEX Global chia sẻ: “Cũng giống như trong câu chuyện 3 chàng thợ xây, người thợ xây thứ 3 làm việc một cách cẩn thận, tỉ mỉ hơn, vì anh ta cho rằng những viên gạch nhỏ lẻ nhưng sẽ góp phần vào làm đẹp công trình thành phố, đó là điều thôi thúc anh ấy hành động”.

Tuyên bố “TÔI LÀ AI” không chỉ thể hiện con người mà bạn muốn hướng tới, mà phải hành xử như thể bạn là cương vị ấy để có sức mạnh nhất, nó sẽ làm tối đa hóa sự ảnh hưởng đến những người khác trong lĩnh vực của bạn. Ngay cả khi áp dụng tuyên bố “tôi là ai” cho nhân viên, nhà quản lý CNTT cũng có thể giúp họ đạt được con người mà họ hướng tới. Điều này sẽ hiệu quả hơn là bắt họ làm những điều gượng ép mang tính công việc mà không phù hợp với mong muốn của bản thân.

Lưu ý rằng giá trị ai cũng có, ngay cả khi bạn đang đọc những dòng này bạn cũng có những giá trị nhất định, vấn đề còn lại là làm sao xác định chính xác. Giá trị của một cá nhân giúp phân biệt cá nhân đó với những người khác, nó phản ánh tính cách và năng lực của người đó. Giá trị không chỉ đơn thuần là gây dựng một hình ảnh ra thế giới bên ngoài, nó bao gồm cả các yếu tố về nhân sinh quan và cách mỗi người sử dụng các yếu tố đó để tạo nên sự khác biệt cho bản thân mình.

Theo anh Bùi Minh Long – Phó giám đốc công nghệ – Sendo.vn, trong một trải nghiệm thực tế khi trao đổi riêng về đánh giá kết quả công việc cuối năm, chỉ với một câu hỏi với nhân viên phòng ban: “Em muốn trở thành người như thế nào trong lương lai?” đã làm cho nhân viên ấy bật khóc. Sau một thời gian nhân viên này trăn trở rất nhiều, cuối cùng khi đã xác định được con người mình hướng tới thì hiệu quả công việc mang lại là “đột biến”.

Dinh luat tao ket qua think action result

Định luật tạo kết quả: “Think > Acton > Result”

Và tôi s làm gì?

“Nói thì d, làm mi khó” đó là chuyện xưa nay. Để định hình được TÔI LÀ AI thì phải có hành động, hành động thì phải cụ thể và rõ ràng và chỉ có hành động mới tạo ra kết quả. Nói một cách khác, “ch có lao đng mi sáng to”. Mục tiêu có thể giống nhau, nhưng qua lăng kính của mỗi người và khả năng vốn có thì sẽ thể hiện khác nhau, đó cũng là điểm khác biệt và cần làm nổi trội để nhận diện mình và chỉ mình mới có. Nói cách khác, thương hiệu phải có s đc đáo.

Trên thực tế, rất nhiều người tuyên bố hùng hồn “tôi là ai”, hoặc dễ sa đà trong cái chức danh ghi trên danh thiếp của mình ví dụ như: Trưởng phòng quản lý IT, giám đốc điều hành…Tuy nhiên, cách hành xử hằng ngày thì thiếu chuyên nghiệp cả trong công việc và cuộc sống như đi sớm về muộn, đến họp trễ, không giữ lời hứa khi hẹn cà phê với bạn bè…

Theo anh Phm Văn Trng – Trưởng phòng CNTT – Thế Gii Di Đng chia sẻ: Để nhân viên giữ được cam kết uy tín, trong công ty đã xây dựng một giá trị cốt lõi là “Integrity”. Điều này được hiểu là trân trọng lời nói của mình, cam kết và mọi người sống với giá trị này. Tuy nhiên, thực tế là uy tín cũng dễ dàng đổ vỡ và “một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Quả vậy, uy tín rất dễ mất, trong khi đó trong cuộc sống có rất nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động khiến cho bạn không thể giữ được lời hứa hay cam kết. Vậy làm thế nào để giữ được một phần uy tín? Câu trả lời ở đây là: Ngay khi mình biết không thể giữ cam kết thì hãy thông báo cho “đối tác” được biết. Bên cạnh đó, cần kèm thêm các điều kiện “vá lỗi” như: Đưa ra một cam kết mới với “đối tác” và cho biết bạn sẽ thực hiện điều đó trong thời điểm cụ thể nào trong tương lai? Hoặc nếu không thể giữ lời hứa đó nữa, hãy lắng nghe và sẵn sàng thực hiện lời đề nghị của đối tác; hoặc đưa ra lời đề nghị đền bù, giải quyết hậu quả và ảnh hưởng của việc trót lỡ không giữ được lời hứa hay cam kết ban đan đầu.

Kết thúc khóa học, anh Khoa nhận ra rằng, thương hiệu cá nhân là một trong yếu tố mà IT cần có để phục vụ tốt hơn cho công việc của mình, đặc biệt rất thiết yếu khi trở thành nhà quản lý CNTT tài ba. Ngay từ bây giờ, bạn hãy xác định “tôi là ai” và hành động như hình mẫu cùng với cam kết “integrity” để đạt được thành quả một cách nhanh nhất.

**

Sau đây, mời các bạn cùng xem cách mà học viên sử dụng để xây dựng thương hiệu cá nhân của mình thông qua trường hợp của anh Bùi Minh Long – Phó giám đốc công nghệ – Sendo.vn

Thuong hieu ca nha cho dan it2

Để thực hiện được tuyên bố của mình, anh Long hình thành nhóm LION (Last / Improvement / Obstacle / Next). Nhóm gồm có từ 3 – 5 thành viên để hỗ trợ nhau cùng tiến bộ. Công việc hàng tuần/tháng của nhóm là gặp gỡ để cùng trao đổi 4 nội dung sau đây:

○ Last: Tuần/Tháng trước đã thực hiện được những việc gì?

○ Improvement: Các việc đó đã khiến bạn tiến bộ như thế nào?

○ Obstacle: Trong quá trình đó bạn gặp những khó khăn gì?

○ Next: Tuần/Tháng tới bạn dự định làm những gì?

***

Thuong hieu ca nha cho dan it1

Hình ảnh kết thúc chủ đề Xây dựng thương hiệu cá nhân trong chương trình huấn luyện Hạt giống lãnh đạo do ITLC tổ chức.

by Long Nguyễn

Bài viết được sự đồng ý cho phép chia sẻ của anh Long Nguyễn và IT Leader Club (Nguồn: ITLC News)