Điện thoại tư vấn

0963 801 047
Apex Global
ACADEMY FOR PROFESSIONAL EXCELLENCE

Một số đặc điểm của Agile Business Analyst

2016-06-08 

Agile Business Analyst là tên gọi cho tất các chuyên viên phân tích kinh doanh đang làm trong một môi trường phát triển nhanh nhẹn. Chính sự yêu cầu nghiêm ngặt của mô hình phát triển Agile nên đòi hỏi người các chuyên viên phân tích kinh doanh cần thay đổi cho phù hợp.

Bài viết này chúng ta thảo luận một số đặc điểm của một Agile Business Analyst (Agile BA).

Agile Business Analyst du an linh hoat

Khả năng thích nghi (Adaptability)

Với các dự án Agile, các yêu cầu được tiếp cận theo hướng linh hoạt như bản chất tự nhiên của nó. Agile BA không làm việc đơn lẻ để định nghĩa ra bộ yêu cầu hoàn chỉnh cho phần mềm. Agile BA trọng tâm vào việc định nghĩa các cơ hội để cải tiến quy trình nghiệp vụ, thu thập thông tin để hỗ trợ cho việc ra quyết định để từ đó đưa ra một tập các yêu cầu nhằm giải quyết thách thức của doanh nghiệp.

Agile BA cam kết giải quyết bất kỳ vấn đề nào của kinh doanh vào bất kỳ thời điểm nào mà nó xuất hiện, chính vì thế mà Agile BA đòi hỏi phải có độ linh hoạt và thích nghi cao đối với các quy trình kinh doanh.

Định hướng mục tiêu (Goal Orientation)

Mục tiêu của Agile BA là làm tăng giá trị cho tổ chức thông qua việc giải quyết các bài toán của kinh doanh. Trong khi nhóm phát triển trọng tâm vào việc hoàn thành các phần nhỏ chức năng của giải pháp trong vòng 2-4 tuần. Chính vì thế Agile BA là người duy nhất nắm được tổng thể vấn đề mà đang được giải quyết thông qua dự án.

Agile BA luôn nắm giữ mục tiêu và dùng mục tiêu này để kiểm tra xem dự án có đáp ứng đúng tiến độ, vấn đề được giải quyết hay chưa…Dựa vào mục tiêu này mà Agile BA có thể nhìn tổng thể bức tranh và quyết định xem các chức năng nào sẽ được thực hiện ở các sprint kế tiếp.

Sáng tạo (Innovation)

Trong khi nhóm phát triển đang trọng tâm vào việc hoàn thành các phần sản phẩm theo vòng lặp 2-4 tuần thì Agile BA đang trọng tâm vào giải quyết vấn đề của doanh nghiệp thông qua các cái “Needs”. Việc đảm bảo hiểu rõ vấn đề và đưa ra giải pháp đúng đòi hỏi Agile BA phải liên tục thách thức các bên liên quan (Quản lý, Nhà bảo trợ, chủ vấn đề, người dùng….) để đảm bảo các bên có thể giúp định nghĩa rõ vấn đề mà kinh doanh đang gặp phải để từ đó có thể đưa ra các giải pháp đúng.

Để làm tốt điều này, đòi hỏi Agile BA phải luôn tư duy một cách sáng tạo nhằm kích thích các bên liên quan tham gia vào quá trình định nghĩa, xử lý vấn đề và sẵn sàng chấp nhận ro để đạt được mục tiêu.

Lãnh đạo (Leadership)

Agile BA là một người lãnh đạo trong việc cung cấp giải pháp, cải tiến liên tục giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Agile BA sử dụng ảnh hưởng của mình để lôi kéo, tác động các bên liên qua tham gia vào quá trình định nghĩa vấn đề và giải quyết vấn đề. Những người BA thường nghĩ xa hơn phạm vi của dự án, họ quan tâm nhiều hơn đến mô hình kinh doanh và tác động của giải pháp đối với doanh nghiệp, điều này đòi hỏi họ phải có nghiều kỹ năng và có thể hoà nhập và giao du với các nhóm văn hoá khác nhau.

Đồng cảm (Empathy)

Mỗi giải pháp đưa ra để giải quyết một vấn đề của kinh doanh là một sự thay đổi đáng kể đối với bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Thay đổi sẽ tạo ra sự chống đối, các thách thức…Thái độ và sự Đồng cảm với các nhóm người khác nhau phải thay đổi để phù hợp với giải pháp sẽ giúp Agile BA dung hoà được các xung đột thông qua các lợi ích chung đạt được của dự án.

Định hướng kinh doanh (Business Orientation)

Trong khi đội phát triển trọng tâm vào các vấn đề của kỹ thuật thì Agile BA lại trọng tâm vào các vấn đề và bài toán của kinh doanh. Bằng định hướng kinh doanh Agile BA có thể suy nghĩ trao đổi thẳng thắn các yếu tố tác động tới việc kinh doanh của doanh nghiệp như là: Đối thủ cạnh tranh, sản phẩm chủ lực, lợi thế cạnh tranh…..để từ đó tìm ra các vấn đề và tiếp tục cải tiến.

Chuẩn bị trước (Anticipation)

Với mỗi chu trình của đội dự án là 2-4 tuần. Ngoài việc không mất kiểm soát trên bức tranh tổng thể, Agile BA phải chuẩn bị tốt cho các chức năng thực hiện trong 1- 2 sprint kế tiếp. Các chức năng này đòi hỏi rõ và chi tiết mức vừa đủ về nghiệp vụ để đảm bảo Agile BA có thể trao đổi, giải thích giúp đội dự án hiểu và triển khai trong các sprint kế tiếp.

Bạn sẽ nghe thấy nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp phát triển phần mềm lớn) đã đưa Agile thành mục tiêu chiến lược để đảm mục tiêu kinh doanh. Bởi giá trị của mô hình phát triển nhanh nhẹn này đã chứng minh được nhiều giá trị ở các doanh nghiệp lớn trên toàn cầu như: Sản phẩm chất lượng hơn, chuyển giao sản phẩm nhanh hơn, năng suất lao động được nâng lên đáng kể, dự án thất bại thấp hơn,…

Bạn thấy đó, để đảm nhận vai trò Business Analyst thành công trong mô hình phát triển truyền thống đã là một thách thức. Nhưng để đảm nhận vai trò Business Analyst trong dự án Agile là một thác thức lớn hơn. Bạn cần chuẩn bị thật tốt cho sự dịch chuyển lớn và tiếp tục thành công với nghề.

Bạch Vân – APEX Global Corporation


APEX Global thường xuyên tổ chức khoá đào tạo về Business Analysis Professional. Bạn có thể tham khảo lịch đào tạo ở link Public Training Schedule. Hoặc đọc thêm các bài viết chuyên đề về kỹ năng nghề, kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý, xu thế công nghệ,… liên quan đến CNTT ở link APEX Global News.

Để được tư vấn thêm về các khoá đào tạo của APEX Global, bạn hãy gọi hoặc email đến:  (+84-8) 62 718 187; [email protected]