Hotline

0963 801 047
Apex Global
ACADEMY FOR PROFESSIONAL EXCELLENCE

Product Owner Thực Chiến làm gì?

2020-10-14 

Hôm kia có thời gian trao đổi với một người đàn em đã kinh qua vai trò “Product Owner – PO” ở nhiều loại hình khác dự án khác nhau: Outsource có, Tek Startup có, Product ở cấp doanh nghiệp ứng dụng CNTT có, Ta có, và cũng có Tây.

Ngồi nói chuyện trên trời dưới đất, mới đầu là chuỗi giá trị trong ITIL 4, nhưng cái chữ PO lại được nhắc nhiều. Làm dịch vụ, hay là gì thì cuối cùng cái Product của Software là thứ thể hiện giá trị với chủ doanh nghiệp, các bộ phận, và người dùng rõ nhất.

 (Hình ảnh giảng viên Trần Công Cao dẫn dắt học viên trong 1 khoá đào tạo)

PO làm gì? Đâu là việc quan trọng của PO? Một câu hỏi nghe có vẻ đơn giản nhưng để người đảm nhận vai trò này thì cũng “không đơn giản” tí nào. Có những điều đặc sắc đọng lại trong các keywords:

* Demand & Insight: PO cần nắm rõ về Demand đến từ đâu. Nhưng trước đó cần biết ai là người bỏ tiền, ai là người xài sản phẩm, ai là người tham gia chuỗi công việc mua sản phẩm. Insight của họ là gì?. Ví dụ: Sáng nay bà xã nói “bố bỉm sữa” đi mua bỉm cho con. Mỗi trong câu nói đó bà xã đã quyết loại bỉm nào rồi. Bố bỉm sữa không có cơ hội quyết. Đứa xài bỉm là thằng nhóc con ở nhà. Bố bỉm sữa chỉ quan tâm đến sự niềm nở của cô gái bán hàng, sự thuận tiện trong việc thanh toán và giá cả phải chăng. Thế đó, có 3 đối tượng thôi đã rối rối rồi. Nhưng đó là công việc thú vị cho người làm Product Bỉm. Nói bỉm cho dễ hiểu, chứ cái Software vốn dĩ trừu tường và bị thần thánh hoá quá, đâm ra khó hiểu.

* Engagement & Plan: Khi xác định được đối tượng, thì cần tương tác, tạo ảnh hưởng như thế nào để xác định nhu cầu thật sự. Cũng khó nhằn phết, đặc biệt với các sản phẩm mới. Nhưng đó là việc tối quan trọng của PO. Rồi làm plan để “ép – cứ nghĩ đến việc ép bả mía cho dễ hiểu” đứa tạo ra sản phẩm để thoả mãn nhu cầu. Sau đó lại plan để test thử xem có thật sự đối tượng có “thoả mãn” không? (nhiều chỗ gọi là A/B test ấy). Cả năm đi mua bỉm. Có nhiều hôm Cô bán bỉm mời chào một dòng bỉm mới ghé cửa hàng. Có một điều cô đang chào chưa đúng đối tượng. Bố bỉm sữa có quyền quyết vụ mua bỉm đâu? ha ha. Nhưng bố bỉm sữa biết rằng cô ấy đang thực hiện plan test thử thị trường về dòng sản phẩm có tính năng mới.

* Metric & Improve: Đo lường là việc bắt buộc phải làm khi làm sản phẩm. Bởi nếu không đo thì PO chả biết gì về phản ứng của thị trường về sản phẩm đang tung ra. Và cũng không giải thích tại sao Số của “Sales” tăng lên (tích cực), hoặc giảm xuống (tiêu cực). Đo thì mới biết cải tiến ở đâu. Làm product nó có khác biệt thế.
Quay lại vụ Bỉm sữa. Các PO họ đã đưa ra kế hoạch đo hiệu quả của marketing thông qua điểm bán Bỉm. Bố bỉm sữa từ chối dùng mới sản phẩm bỉm mới cũng là cách phản hồi gắn liền với chỉ số đo lường. Từ đó có những điểm cải tiến phù hợp với cái insight của khách hàng mục tiêu.

Đọc đến đây nhiều Sếp bự làm Product thốt lên “Sao bạn PO nhà mình chưa làm những điều này?”. Sự thật thì số lượng PO xem những điểm trên và thực hành có rất ít trên thị trường. Đa phần PO nghĩ đến các keyword khác kiểu như: “Viết Requirement”, “Viết User Story”, “Mockup”, “Prototype”, “KPI”, “Change”,… Những việc chi tiết dẫn nguồn từ những việc quan trọng mà bố Bỉm sữa nói ở trên.
Một ông bố Bỉm sữa ngồi review kịch bản đào tạo cho Product Owner Thực Chiến cho hay.

 by Cao Trần

(Nguồn bài viết trích từ bài post Facebook của tác giả)