Điện thoại tư vấn

0963 801 047
Apex Global
ACADEMY FOR PROFESSIONAL EXCELLENCE

BA là ai? BA làm gì trong doanh nghiệp?

2017-03-08 

BA là ai? BA làm gì trong doanh nghiệp? Đó là hai trong những câu hỏi mà các bạn muốn dịch chuyển sang làm BA gởi về nhờ Apex Global tư vấn.

BA là ai?

Phải nói rằng Business Analyst (BA) đã du nhập vào Việt Nam đã hơn 10 năm nhưng đội ngũ BA này tập trung nhiều ở các công ty bảo hiểm lớn, ngân hàng và các doanh nghiệp FDI với các tên gọi như: Business Analyst, Chuyên viên phân tích nghiệp vụ, Chuyên viên phân tích kinh doanh,… nhưng số lượng các bạn BA tập trung nhiều nhất vẫn là các doanh nghiệp sản xuất và gia công phần mềm với tên gọi IT Business Analyst.

Business_Analyst_la_ai

Heraclitus có một Quote khá nổi tiếng là:

 “The only thing that is constant is change – Thứ duy nhất không thay đổi là sự thay đổi”.

Thế giới đang dần trở nên phẳng hơn với sự toàn cầu hoá và hội nhập sâu rộng, nhu cầu của khách hàng cũng vì thế mà thay đổi. Khách hàng đang đòi hỏi các sản phẩm dịch vụ phải đổi mới nhanh hơn, chất lượng hơn và giá cả hợp lý hơn. Điều này tạo ra áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp, khiến họ phải tự xem lại chính mình để làm sao có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.

Việc duy trì lợi thế cạnh tranh, cho ra các sản phẩm nhanh hơn, chất lượng hơn, giá cả phù hợp hơn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một nền tảng tốt, một hệ thống quản trị và vận hành đủ trưởng thành nhưng cũng đủ mềm dẻo, và linh hoạt để đáp ứng các sự thay đổi trong môi trường kinh doanh đa dạng. Điều này đòi hỏi một người có khả năng kết nối các mảnh ghép chức năng của doanh nghiệp thành một hệ thống hoàn chỉnh và hiệu quả, giúp các mảnh ghép chức năng tương tác và phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, phù hợp với mô hình kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp.

Việc xây dựng hệ thống kinh doanh, và tối ưu hoá các quy trình nghiệp vụ vẫn thường được thực hiện bởi lãnh đạo và trưởng các bộ phận chức năng. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, việc điều hành và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh đã ngốn hết thời gian họ.

Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst – BA) ra đời với vai trò như là một phụ tá đắc lực của lãnh đạo và các trưởng bộ phận. Chuyên viên phân tích nghiệp vụ là người có đầy đủ kiến thức và thành thục kỹ năng, họ sẽ nghiên cứu, phân tích các vấn đề của doanh nghiệp để tìm ra các cơ hội hoặc thách thức cho toàn hệ thống, từng mảng hoặc từng khâu trong doanh nghiệp để từ đó đưa ra các giải pháp đề xuất giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt các cơ hội hoặc giải quyết các thách thức một cách nhanh chóng. Vậy Business Analyst là ai? Business Analyst là người tạo ra sự thay đổi – change trong doanh nghiệp.

BA làm gì trong doanh nghiệp?

Theo Viện Phân tích Nghiệp vụ Quốc tế (gọi tắt là IIBA) ở Canada thì vai trò này gọi là “chuyên viên Phân tích Kinh Doanh – Business Analyst”, thường được chia làm 3 nhóm chính:

  • Nhóm phân tích chiến lược: Nhóm này tập trung vào phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và các cơ hội của doanh nghiệp, hoặc một mảng kinh doanh, hoặc một mảng chức năng của doanh nghiệp. Nhóm này thường là lãnh đạo hoặc các quản lý cao cấp hoặc một số tên gọi mà bạn thường nghe thấy như: chuyên gia tư vấn chiến lược, chuyên viên phân tích kinh doanh, chuyên viên phân tích tài chính, chuyên gia tư vấn quản lý.
  • Nhóm phân tích quy trình kinh doanh, quy trình nghiệp vụ: Nhóm này tập trung vào tối ưu hoá và tích hợp các quy trình nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ và giải pháp mới đáp ứng mục tiêu kinh doanh. Một số chức danh tiêu biểu cho nhóm này như là: Chuyên viên phân tích nghiệp vụ, Business Architect, Business Systems Analyst, Data Analyst, Enterprise Analyst,…
  • Nhóm phân tích yêu cầu sản phẩm hoặc giải pháp: Nhóm này tập trung vào việc mô tả và mô hình hoá các chức năng, yêu cầu nghiệp vụ, chất lượng của sản phẩm hoặc giải pháp và các quy trình tác nghiệp. Một số chức danh tiêu biểu cho nhóm này như: Giám đốc sản phẩm – Product Manager, chủ sản phẩm – Product Owner, chuyên viên phân tích hệ thống – System Analyst, kỹ sư hệ thống – Requirement Engineer,…

Business Analysis_lam_gi_trong_doanh_nghiep

Để thực hiện tốt vai trò này đòi hỏi chuyên gia phân tích kinh doanh (Business Analyst) phải có nhiều kiến thức và kỹ năng, tuỳ vào vị trí mà mức độ đòi hỏi cũng khác nhau. Một số nhóm kiến thức và kỹ năng tiêu biểu cần biết như sau:

  • Kiến thức về ngành nghề kinh doanh
  • Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng tương tác
  • Đạo đức cá nhân
  • Kiến thức về công nghệ và công cụ

Nhiều người làm nghề quan tâm đến nhu cầu chuyên viên phân tích kinh doanh (Business Analyst) trong 5 đến 10 năm tới ở thị trường Việt Nam sẽ tiến triển như thế nào? Theo chuyên gia tư vấn của Apex Global thì các doanh nghiệp Việt đang đứng trước bài toán thách thức như: sự thay đổi của thị trường diễn ra nhanh hơn, nhu cầu của khách hàng về sản phẩm chất lượng hơn với giá cả hợp lý hơn. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải chuyển mình, phải cải tiến liên tục để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Phương pháp quản trị thay đổi sẽ được ứng dụng phổ biến hơn để giúp doanh nghiệp linh hoạt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Business Analyst được xem là thành phần quan trọng trong việc giải quyết bài toán đó.

Nhu cầu tuyển dụng vị trí Business Analyst thời gian gần đây của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm tăng lên rất nhiều và nhu cầu sẽ còn tăng nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

>> Đọc thêm: Những lý do để bắt đầu với nghề Business Analyst

Làm sao để trở thành BA Chuyên nghiệp?

Trước tiên chúng ta phải khẳng định Business Analyst là một nghề, mà phải là một nghề chuyên nghiệp vì thế nói đòi hỏi người làm nghề cần phải học một cách bài bản về phương pháp, các công cụ, các kỹ thuật. Có hai đơn vị trên thế giới mà các bạn có thể tham khảo là Viện Phân tích Nghiệp vụ Quốc tế IIBA (International Institute of Business Analysis) và tổ chức BCS (British Computing Society). Tuy nhiên, học xong chỉ là một sự khởi đầu của nghề nghiệp. Bạn phải tham gia vào các vai trò khác nhau của nhóm “Nhóm phân tích yêu cầu sản phẩm hoặc giải pháp” trước khi bạn có thể đảm nhiệm các vai trò quan trọng hơn.

>> Đọc thêm: Bạn có phải là một IT Business Analyst chuyên nghiệp?

Các Business Analyst luôn lưu ý một điều, nếu giải pháp đề xuất của bạn đưa ra không giải quyết triệt để bài toán của kinh doanh thì khi vận hành thực tế sẽ có rất nhiều yêu cầu thay đổi, yêu cầu thay đổi sẽ chỉ hết khi giải pháp triển khai giải quyết triệt để bài toán của kinh doanh. Điều này sẽ gây lãng phí và giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

-APEX Learning Content Development Team-